Hôm qua 1.6, Forbes Việt Nam công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2020. Đây là lần thứ tám Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19.
Danh sách 2020 đánh dấu sự lên ngôi của nhóm các cổ phiếu phòng thủ hoặc ít chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh như: dược phẩm, xây lắp, hàng tiêu dùng, vật liệu, tài chính... Các công ty trong danh sách 2020 có nền tảng vững vàng, không chỉ có kết quả kinh doanh tốt trong năm 2019 mà còn kỳ vọng có sức bật trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều thử thách nhất trong 10 năm qua.
Danh sách 50 công ty tốt nhất lần thứ tám của Forbes Việt Nam ghi nhận những kỷ lục mới. Tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty vào danh sách đạt 138.705 tỉ đồng, tăng 8,7% so với danh sách công bố năm 2019, cao nhất từ trước tới nay.
Về lợi nhuận, Vietcombank, ngân hàng Việt Nam lọt vào danh sách Global 2000 ở vị trí 937, năm thứ hai liên tiếp giữ ngôi quán quân. Với kỷ lục mới đạt 23.122 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương 1 tỉ USD, nhà băng này trở thành doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất trong tám lần công bố danh sách.
Với 189.603 tỉ đồng, tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về doanh thu, năm thứ bốn liên tiếp. Sự phát triển vượt bậc của khối kinh tế tư nhân tiếp tục được ghi nhận trong danh sách năm 2020. Các công ty tư nhân đầu ngành như Vingroup, Masan Group, Techcombank, VPBank, Hòa Phát, Thế Giới Di Động… tiếp tục có một năm tăng trưởng, phần lớn lợi nhuận vươn lên các cột mốc mới.
Danh sách lần thứ tám được thực hiện ở thời điểm không phải lý tưởng khi kinh tế thế giới và Việt Nam đối diện với các bất ổn khó đoán định dưới tác động của đại dịch COVID-19. Forbes Việt Nam tin tưởng rằng các doanh nghiệp hướng vào thị trường nội địa không miễn nhiễm với các khó khăn từ dịch bệnh COVID-19 nhưng có sức bật ở giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát.
Ảnh hưởng từ dịch bệnh, thị trường chứng khoán có diễn biến thất thường trong bốn tháng đầu năm. Lần đầu tiên trong tám năm qua, vốn hóa thị trường của 50 công ty trong danh sách suy giảm so với danh sách năm trước đó. Theo thống kê của Forbes Việt Nam, vào trung tuần tháng 5, tổng vốn hóa các công ty trong danh sách đạt 81,3 tỉ USD, giảm 13,5% so với danh sách năm 2019.
Danh sách năm nay ghi nhận chín sự thay đổi, trong đó có bốn công ty lần đầu tiên xuất hiện (HDBank, Imexpharm, CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang, CTCP Tư vấn Điện 2) những công ty còn lại quay trở lại danh sách sau khi vắng mặt năm trước. Ở lần thứ tám, sàn HNX có năm doanh nghiệp vào danh sách.
Phương pháp tính:
Forbes Việt Nam xem xét tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn HSX và HNX và sắp xếp theo từng nhóm ngành. Ở vòng sơ loại những công ty đang thua lỗ, hay trong quá trình hủy niêm yết, có quy mô giá trị vốn hóa và doanh thu dưới 500 tỉ đồng, các công ty con có hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào công ty mẹ (đã được xem xét) không lọt vào vòng sau.
Ở vòng tính toán định lượng, các công ty được chấm điểm theo các tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ sinh lời ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2015 - 2019. Phần tính toán định lượng theo phương pháp của Forbes được sự hỗ trợ của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC).
Tiếp theo, vòng định tính, Forbes Việt Nam xem xét độc lập mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp: thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng phát triển bền vững. Các công ty nhiều lần vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của hai sở giao dịch chứng khoán, có nghi vấn thao túng giá cổ phiếu, kém minh bạch sẽ bị loại.
Ngành
|
Tên công ty
|
Mã
|
Bán lẻ
|
CTCP Đầu tư Thế giới Di Động
|
MWG
|
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
|
PNJ
|
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
|
PLX
|
Bất động sản
|
CTCP Đầu tư Nam Long
|
NLG
|
CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền
|
KDH
|
CTCP Tập đoàn Đất Xanh
|
DXG
|
CTCP Tập đoàn Hà Đô
|
HDG
|
Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP
|
KBC
|
Bảo hiểm
|
CTCP PVI
|
PVI
|
Tập đoàn Bảo Việt
|
BVH
|
Chứng khoán
|
CTCP Chứng khoán Bản Việt
|
VCI
|
CTCP Chứng khoán SSI
|
SSI
|
Công nghệ
|
CTCP FPT
|
FPT
|
Dược phẩm
|
CTCP Dược Hậu Giang
|
DHG
|
CTCP Imexpharm
|
IMP
|
CTCP Pymepharco
|
PME
|
CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
|
DMC
|
Logistics
|
CTCP Gemadept
|
GMD
|
Hàng gia dụng và tiêu dùng
|
CTCP Bột giặt LIX
|
LIX
|
CTCP May Sông Hồng
|
MSH
|
CTCP Tập đoàn Thiên Long
|
TLG
|
CTCP Tập đoàn Hóa Chất Đức Giang
|
DGC
|
Nông nghiệp
|
CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam
|
DBC
|
CTCP Tập đoàn PAN
|
PAN
|
CTCP Vĩnh Hoàn
|
VHC
|
Ngân hàng
|
Ngân hàng TMCP Á Châu
|
ACB
|
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
|
TCB
|
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM
|
HDB
|
Ngân hàng TMCP Quân đội
|
MBB
|
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
|
VCB
|
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
|
VPB
|
Thực phẩm
|
CTCP Sữa Việt Nam
|
VNM
|
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn
|
SAB
|
Tiện ích
|
CTCP Nhiệt Điện Phả Lại
|
PPC
|
CTCP Nước - Môi trường Bình Dương
|
BWE
|
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
|
POW
|
Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP
|
GAS
|
Nguyên liệu, vật liệu xây dựng
|
CTCP Tập đoàn Hòa Phát
|
HPG
|
CTCP Nhựa Bình Minh
|
BMP
|
CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
|
NTP
|
CTCP Xi măng Hà Tiên 1
|
HT1
|
CTCP Vicostone
|
VCS
|
Xây lắp
|
CTCP Xây dựng Coteccons
|
CTD
|
CTCP Xây lắp Điện I
|
PC1
|
CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2
|
TV2
|
Đa ngành
|
CTCP Cơ Điện Lạnh
|
REE
|
CTCP Phú Tài
|
PTB
|
CTCP Tập đoàn Masan
|
MSN
|
Tập đoàn Vingroup - CTCP
|
VIC
|
Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam
|
GEX
|